So với nhiều dạng toán khác, khi làm bài dạng toán có lời văn nhiều em giải bài rất chậm so với các dạng bài toán khác. Các em thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, chưa biết phân tích câu từ, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính. Ở trong bài viết ngày hôm nay, Hocmai.vn Tiểu học đã tổng hợp 20 bài tập và phương pháp giải bài toán có lời văn. Ba mẹ và các con cùng theo dõi nhé!

PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

Bước 1: Đọc kỹ đề bài

Bước 2: Phân tích bài toán: Đề bài cho những gì, đề bài hỏi những gì, cần sử dụng phép tính gì để thực hiện trong bài toán?,...

Bước 3: Tóm tắt bài toán: Tóm tắt bằng những từ khóa, tóm tắt bằng sơ đồ, tóm tắt bằng biểu đồ,...

Bước 4: Viết lời giải cho bài toán đó

Bước 5: Kiểm tra lời giải

20 BÀI TẬP VỀ BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN

Dạng 1: Chuyển động đều

Bài 1: Một chiếc ca nô đi từ bến A đến bến B cách nhau 48km. Biết rằng ca nô đi xuôi dòng nước và đi hết 2 giờ. Vận tốc ca nô trên đồng hồ đo là 20km/giờ thì vận tốc dòng nước là bao nhiêu?

Giải

Tổng vận tốc của ca nô và vận tốc dòng nước là:

48 : 2 = 24km/giờ.

Vận tốc dòng nước là:

24 – 20 = 4(km/giờ)

Bài 2: Một con thỏ chạy một quãng đường 1,5km hết 2 phút và một con chuột túi chạy với vận tốc 14m/giây. Hỏi con nào chạy nhanh hơn?

Giải

Ta có 1,5km = 1,5 X 1000m = 1500m,

2 phút = 2 X 60 giây = 120 giây.

Vận tốc con thỏ là:

v = s : t = 1500m : 120 giây = 12,5m/giây.

Vì 14 > 12,5 nên vận tốc của chuột túi lớn hơn vận tốc của thỏ. Do đó chuột túi chạy nhanh hơn thỏ.

Chú ý: Khi so sánh vận tốc của các chuyển động cần đưa về cùng một đơn vị đo.

Bài 3: Rùa và Thỏ chạy thi. Rùa xuất phát trước Thỏ 40 phút và bò với vận tốc 2m/phút. Thỏ đuổi theo với vận tốc 12m/phút. Hỏi Thỏ đuổi kịp Rùa sao bao nhiêu phút?

Giải

Khi Thỏ bắt đầu chạy thì Rùa đã bò được:

2 x 40 = 80 (m).

Mỗi phút Thỏ chạy nhanh hơn Rùa bò là:

12 – 2 = 10 (m).

Thời gian Thỏ đuổi kịp Rùa là:

80 : 10 = 8 (phút).

Đăng ký học thử để học nhiều bài giảng miễn phí môn toán lớp 5 hơn tại đây:


Một số dạng bài tập tương tự:

Bài 4:Trên một quãng đường dài 255km, hai ô tô từ hai đầu quãng đường khởi hành cùng một lúc và đi ngược chiều nhau với vận tốc lần lượt la 60km/giờ và 42km/giờ. Khi ô tô này về đích thì ô tô kia còn cách đích bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài toán 5: Một ca nô đi xuôi dòng với vận tốc đo trên đồng hồ là 24km/giờ và dòng chảy hôm đó có vận tốc là 50m/phút. Nếu ca nô xuất phát lúc 6 giờ 10 phút, cập bến trả hàng mất 1 giờ và 11 giờ 25 phút quay về ngay thì từ bến lấy hàng đến bến trả hàng dài bao nhiêu ki – lô – mét?

Bài toán 6. Một đoàn tầu dài 120m đi qua chiếc cầu dài 0,6km hết 90 giây. Hãy cho biết một người đứng ở đầu cầu sẽ nhìn thấy đoàn tầu chạy qua trước mặt mình trong bao nhiêu giây?

Bài toán 7. Một con cá heo và một con rái cá ở cách xa nhau 5,4km và bơi về phía nhau khi vùng biển đó không có dòng chảy. Biết vận tốc cá heo là 72km/giờ và vận tốc rái cá là 7m/giây. Hỏi để gặp nhau cá heo phải bơi bao nhiêu mét?

Bài toán 8. Em Khang sinh ngày 26 tháng 5 năm 2003. Sau 1000 ngày thì còn bao nhiêu ngày nữa sẽ là ngày sinh nhật của Khang?

Bài toán 9. Bạn Minh đi từ nhà lúc 6 giờ 45 phút và đến trường lúc 7 giờ 20 phút. Tan học, Minh đi từ trường lúc 11 giờ 35 phút và về nhà lúc 12 giờ 15 phút. Hỏi Minh đi học nhanh hơn hay về nhà nhanh hơn? Nếu khoảng cách từ nhà đến trường là 4km thì lúc về nhà Minh đi với vận tốc bao nhiêu?

Bài toán 10. Thỏ và Rùa chạy thi. Biết rằng từ nơi xuất phát tới đích dài 187m. Rùa bò trước 50 phút với vận tốc 3m/phút. Thỏ chạy với vận tốc 12m/phút. Hỏi ai thắng cuộc?

Dạng 2: Dạng toán nội dung hình học

Bài 11: Có một miếng bìa hình vuông, cạnh 24cm. Bạn Hoà cắt miếng bìa đó dọc theo một cạnh được 2 hình chữ nhật mà chu vi hình này bằng \frac45 hình kia. Tìm độ dài các cạnh của hai hình chữ nhật cắt được.

Bài 12: Nếu ghép một hình chữ nhật và một hình vuông có cạnh bằng chiều dài hình chữ nhật ta

được một hình chữ nhật mới có chu vi 26cm. Nếu ghép hình chữ nhật đó với một hình vuông có cạnh bằng chiều rộng hình chữ nhật thì ta được một hình chữ nhật mới có chu vi bằng 22cm. Tìm chu vi hình chữ nhật ban đầu.

Bài 13: Một hình chữ nhật có chu vi gấp 3,6 lần chiều dài. Hỏi chu vi đó gấp mấy lần chiều rộng?

Bài 14: Một hình chữ nhật có chu vi tăng lên 1,6 lần khi chiều dài tăng lên gấp đôi còn chiều rộng không đổi. Hỏi nếu chiều dài không đổi, chiều rộng tăng lên gấp đôi thì chu vi gấp lên bao

nhiêu lần?

Bài 15: Một miếng bìa hình chữ nhật có chu vi 72cm. Người ta cắt bỏ đi 4 hình vuông bằng nhau ở 4 góc.

a) Tìm chu vi miếng bìa còn lại.

b) Nếu phần chiều dài còn lại của miếng bìa hơn phần còn lại của chiều rộng miếng bìa là 12cm thì độ dài các cạnh của miếng bìa hình chữ nhật ban đầu là bao nhiêu xăng - ti - mét?

Bài 16: Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Nếu bớt chiều dài 3m, bớt chiều rộng 2m thì được một hình chữ nhật mới có chu vi gấp 10 lần chiều rộng.Tính diện tích hình chữ nhật ban đầu.

Bài 17: Ba lần chu vi của hình chữ nhật bằng 8 lần chiều dài của nó. Nếu tăng chiều rộng 8m, giảm chiều dài 8m thì hình chữ nhật trở thành hình vuông. Tìm độ dài mỗi cạnh của hình chữ nhật đó.

Bài 18: Cạnh của hình vuông ABCD bằng đường chéo của hình vuông MNPQ. Hãy chứng tỏ rằng diện tích MNPQ bằng \frac12 diện tích ABCD.

Bài 19: Một mảnh vườn hình vuông, ở giữa người ta đào một cái ao cũng hình vuông. Cạnh ao cách cạnh vườn 10m. Tính cạnh ao và cạnh vườn. Biết phần diện tích thừa là 600m2.

Bài 20: Ở trong một mảnh đất hình vuông, người ta xây một cái bể cũng hình vuông. Diện tích

phần đất còn lại là 261m2. Tính cạnh của mảnh đất, biết chu vi mảnh đất gấp 5 lần chu vi bể.

Trên đây là một số dạng bài tập và phương pháp giải dạng bài toán có lời văn trong chương trình toán lớp 5. Hy vọng bài viết vừa rồi mà đã mang đến tới ba mẹ và các con những thông tin bổ ích. Để tiếp tục học thêm nhiều bài giảng trong chương trình lớp 5, ba mẹ đăng ký học thử theo đường link sau: