Trong một bài văn nghị luận hay bất cứ một trong đoạn văn nào khác các em cần phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân – kết quả,…) để giúp cho câu văn mạch lạc và dễ hiểu hơn về mặt ý nghĩa. Và một thành phần có vai trò kết nối các thành phần trong câu đó là “trạng ngữ”, vậy trạng ngữ sử dụng như thế nào? Sử dụng trạng ngữ ra làm sao để đạt được hiệu quả tốt nhất? Mời ba mẹ và các em đến với bài giảng ngày hôm nay của cô Phan Thùy Dương để có thêm những kiến thức bổ ích nhé!
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Trạng ngữ là gì?
Là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho câu, thường nằm ở đầu hoặc cuối câu; khi nằm ở đầu câu nó ngăn cách cụm từ chủ - vị bởi một dấu phẩy. Trạng ngữ có thể là một từ, cụm từ hoặc một câu.
Ví dụ:
*Sáng, mẹ tôi thường dậy sớm đi tập thể dục
*Vừa sáng tinh mơ, mẹ tôi đã đi tập thể dục
*Chú gà trống vừa cất tiếng gáy đầu tiên “Ò ó o”, mẹ tôi đã bật dậy đi thể dục
Thêm trạng từ cho câu
Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Trạng ngữ dùng để chỉ nơi chốn thuộc loại thường được sử dụng nhất trong các loại. Chúng được sử dụng như thành phần phụ trong câu với tác dụng chỉ ra địa điểm, nơi chốn xảy ra sự việc. Cũng có thể là hành động đang xảy ra ở trong câu đó. Nó được dùng với nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”.
Ví dụ: Ở nhà, ở trên đường,..
Trạng ngữ chỉ thời gian
Cũng như trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ thời gian đứng trong câu với vai trò là thành phần phụ. Tác dụng của trạng ngữ này muốn nói đến thời gian của sự việc, hành động đang tiếp diễn trong câu. Nhiệm vụ của nó để trả lời câu hỏi về thời gian, giờ giấc như là: bao giờ, mấy giờ, khi nào?…
Ví dụ: Vào 10h, sáng sớm
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Giống như các loại khác, đây cũng là thành phần phụ trong câu khi sử dụng. Do tính chất nên thường trạng ngữ này có độ dài hơn so với các loại khác. Khi sử dụng để giải thích, đưa ra kiến giải vì sao sự việc của câu diễn ra như thế. Nhiệm vụ của trạng ngữ chỉ nguyên nhân là trả lời cho câu hỏi: Tại sao? Vì sao? Do đâu?
Trạng ngữ chỉ mục đích
Để nhận biết đúng nhất thì nó là ngược lại với trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Trong một câu nó đảm nhận vai trò của một thành phần phụ của câu văn hoàn chỉnh. Mục đích của nó là để chỉ mục đích của sự việc hay hành động đang được nhắc đến của câu.
Trạng ngữ chỉ mục đích này dù để trả lời các câu hỏi: Để làm gì? Bởi cái gì? Mục tiêu là gì?…
Nhằm tiết kiệm điện,...
Trạng ngữ chỉ phương tiện
Tương tự các trạng ngữ khác, nó cũng thuộc loại thành phần phụ trong một câu. Loại này được sử dụng với mục đích làm rõ các phương tiện. Những cách thức di chuyển của sự việc, hành động, con người… đang nhắc đến trong câu cũng được làm rõ.
Bình thường, người ta dùng trạng ngữ chỉ phương tiện sẽ đi kèm với từ “bằng” hay “với”. Đứng trong một câu sẽ có nhiệm vụ trả lời câu hỏi như: “Với cái gì?” hay “Bằng cái gì?”.
Ví dụ: Bằng sự nỗ lực không ngừng, tôi thành công thi đỗ vào ngôi trường mong muốn.
Lưu ý:
Sử dụng dấu chấm phẩy để ngăn cách
Mỗi trạng từ thường bắt đầu bằng một số từ đặc trưng
Trong khuôn khổ bài giảng ngày hôm nay cô Phan Thùy Dương đã mang đến tới ba mẹ và các con những kiến thức bổ ích về “trạng ngữ” phải không nào? Hy vọng bài giảng vừa rồi giúp các con dễ dàng phân biệt được các loại trạng ngữ và cách sử dụng các loại trạng ngữ trong câu sao cho thật hợp lý.
Và để có thể học thêm được nhiều bài giảng tiếng Việt từ cô Phan Thùy Dương ba mẹ hãy đăng ký ba mẹ hãy đăng ký cho con khóa học Học Giỏi nhé. Chương trình Học Giỏi là một giải pháp học tập trực tuyến dành riêng cho các em học sinh lớp 3 muốn chủ động ôn luyện bài tập ở nhà. Khóa học với hơn 100 chuyên đề, 1000 bài giảng, gần 4000 bài tập bám sát theo chương trình chuẩn của Bộ GD - ĐT; giúp các con bứt phá điểm số tại nhà cho toàn bộ chương trình cả năm học 3 môn: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Với ba bước học tập Học – Luyện – Hỏi, các con sẽ tạo dựng được nền tảng kiến thức vững chắc với sự hỗ trợ chuyên nghiệp 24/24h từ đội ngũ giáo viên chuyên môn của Hocmai.vn Tiểu học.
Xem thêm chi tiết khóa HỌC GIỎI: TẠI ĐÂY
Mọi băn khoăn quý phụ huynh vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 090 455 98 91 hoặc inbox qua Fanpage Hocmai.vn Tiểu học để được hỗ trợ nhanh nhất!