Với các bậc phụ huynh, việc học hành của con cái luôn là một trong những mỗi quan tâm hàng đầu. Vậy làm sao để giúp con hiểu sâu và nhớ lâu những gì đã học, cùng HOCMAI Tiểu học tham khảo ý kiến của các chuyên gia dưới đây!
Học trước quên sau là tình trạng gặp phải ở nhiều học sinh, đặc biệt là những bé ở bậc tiểu học. Vì còn mải chơi nên chưa thực sự chú tâm vào việc học, vì vậy con thường hay quên những kiến thức từng được học trước đó. Ngoài ra, nguyên nhân khiến nhiều em hay quên là do lượng kiến thức mỗi ngày phải tiếp thu rất lớn. Hay có thể do áp lực học tập hoặc các em chưa biết cách để có thể nhớ được nhiều kiến thức lâu hơn và sâu hơn. Điều ấy khiến nhiều phụ huynh lo lắng và đặt ra câu hỏi rằng: "Liệu có cách nào giúp con hiểu sâu và nhớ lâu hay không?"
Vậy nên, cha mẹ hãy xem ngay 7 phương pháp dưới đây để giúp phụ huynh “đánh tan” căn bệnh hay quên của trẻ nhé!
Hãy dạy con cách xác định những nội dung trọng tâm cần nhớ
Dù là môn học hay phần kiến thức nào đều có những phần kiến thức trọng tâm cũng như những từ khóa chủ đạo. Vì thế, ba mẹ hãy dạy con cách xác định cũng như ghi nhớ những nội dung trọng tâm. Khi học bất kì một phần kiến thức mới nào, ba mẹ hãy đặt câu hỏi cho các bé rằng: "Đâu là chi tiết mình cần nắm vững". Chỉ cần xác định được phần kiến thức trọng tâm là con sẽ học nhanh hơn cũng như dễ dàng ghi nhớ hơn. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể đánh dấu những phần kiến thức cần chú trọng bằng bút nhớ, để khi ôn tập lại bé dễ dàng nhớ lại những ý chính của phần kiến thức đó. Từ đó việc ghi nhớ cũng trở nên đơn giản và bớt phức tạp, thay vì phải đọc lại những phần lý thuyết dài dằng dặc.
Nhắc lại phần kiến thức nhiều lần
Trí nhớ được lặp lại nhiều lần được gọi là trí nhớ “cơ bắp”. Rèn luyện trí nhớ cơ bắp thường xuyên sẽ giúp các con có một trí nhớ tốt và hình thành phản xạ tự nhiên với vấn đề đã ghi nhớ. Trong học tập, phụ huynh hãy nói với các con rằng, cần nhắc đi nhắc lại nhiều lần những kiến thức cần nhớ thì nó sẽ tự khắc ghi nhớ vào não bộ của chúng ta.
Ghi chép bằng sơ đồ tư duy
Dạy con tập làm sơ đồ tư duy trong các môn học, thậm chí trong cả cuộc sống hằng ngày với những kiến thức được liệt kê một cách khoa học, sáng tạo sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh và hiểu sâu. Sử dụng sơ đồ tư duy bổ sung thêm nhiều màu sắc và hình ảnh rất thuận lợi trong việc ghi chép, ghi nhớ và hệ thống hóa kiến thức. Ba mẹ nên rèn luyện thói quen này cho con ngay từ bé, để khi lên cấp học cao hơn với lượng kiến thức nhiều và khó hơn, con vẫn có thể ghi nhớ một cách hiệu quả.
Hiểu và ghi chép những nội dung cần nhớ
Trước khi muốn ghi nhớ điều gì, trẻ cần phải hiểu bản chất của vấn đề. Bởi vì đối với một người sẽ có 4 mức độ của nhận thức là nhận biết, thông hiểu, vận dụng và nâng cao. Khi các con đã hiểu rõ bản chất của vấn đề rồi thì sẽ áp dụng được các kiến thức đã học vào bài học và cuộc sống. Nhờ vậy, học sinh sẽ ghi nhớ và nắm chắc nội dung.
Ghi chép cũng chính là phương pháp giúp con ghi nhớ kiến thức hiệu quả. Dù trẻ có thông minh đến nhường nào thì nếu chúng không ghi chép lại những kiến thức đã học, chỉ sau vài ngày, trẻ sẽ quên luôn những gì chúng được học. Để học tốt và nhớ lâu bất kỳ điều gì, các con phải chuẩn bị sách để đọc, vở để viết, bút để ghi chép. Tuy nhiên, khi ghi chép, hãy tập trung vào vấn đề chính và viết những chi tiết bản thân cảm thấy quan trọng để học.
Tập trung và có thời gian giải lao phù hợp
Khi học một kiến thức mới, nếu trẻ không tập trung hay bị sao lãng bởi những yếu tố bên ngoài rất dễ khiến trẻ nhanh quên thậm chí là "hổng" mất kiến thức vừa học. Vì thế, rèn luyện sự tập trung chính là yếu tố quan trọng giúp trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức.
Ngoài ra, ba mẹ cũng không nên tạo áp lực hoặc "nhồi nhét" quá nhiều kiến thức cùng một lúc. Điều này rất dễ khiến con quá tải và tác dụng ngược lại đó chính là trẻ không còn nhớ được những gì đã học dù có ôn đi ôn lại nhiều lần. Tâm lý ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập, vì vậy ba mẹ nên có một lộ trình học tập cũng như phân bổ thời gian giải lao, nghỉ ngơi sao cho phù hợp. Như vậy trẻ mới thực sự thoải mái để lĩnh hội kiến thức.
Giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng giúp não bé củng cố lại tất cả những gì đã học trong ngày. Đó là thời gian não bộ xử lý và sắp xếp lại những dữ kiện tạm thời để lưu vào bộ nhớ của bé. Hơn nữa, trong khi ngủ, ký ức của bé sẽ được tổ chức lại và xoá bỏ những thông tin không cần thiết. Những kiến thức quan trọng được ôn đi ôn lại sẽ được lưu giữ ngăn nắp hơn trong não bộ, giúp bé dễ nhớ lại hơn khi cần sử dụng.
Chủ động tự học
Tính chủ động trong học tập sẽ là yếu tố then chốt quyết định con bạn có đạt được nhiều kết quả cao hay không. Ba mẹ nên tạo điều kiện để các em tự bổ sung kiến thức cho mình ngoài những giờ học trên lớp bằng cách đọc sách hoặc học online…
Để giúp con tự học tại nhà, ba mẹ có thể tham khảo chương trình HỌC GIỎI của HOCMAI Tiểu học. Chương trình có hệ thống bài giảng được ghi hình sẵn phong phú, sinh động do các giáo viên giỏi trên cả nước giảng dạy. Nội dung học bám sát SGK giúp học sinh trang bị kiến thức cơ bản. Hệ thống bài tập tự luyện, đề kiểm tra, đánh giá định kì kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh nắm được phương pháp làm bài, tự đánh giá được kết quả học tập của mình cũng như chủ động cải thiện các phần kiến thức chưa nắm vững.