Để đọc hiểu một đoạn văn, câu chuyện hay làm bài tập làm văn tốt các em cần nắm chắc kiến thức về miêu tả chân dung, tính cách nhân vật đó. Trong bài viết ngày hôm nay Hocmai.vn Tiểu học đã tổng hợp một số kiến thức giúp các em ôn tập về cách tìm hiểu về một nhân vật trong một câu chuyện bất kỳ.
KIẾN NHỚ CẦN NHỚ
1. Ghi tên các nhân vật trong những truyện em mới học vào nhóm thích hợp.
a) Nhân vật là người.
b) Nhân vật là vật (con vật, đồ vật, cây cối,...).
Gợi ý:
2. Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật:
a) Dế Mèn (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu).
b) Mẹ con bà nông dân (trong truyện Sự tích hồ Ba Bể).
c) Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy ?
Gợi ý:
Con đọc lại truyện, chú ý các hành động và lời nói của các nhân vật rồi trả lời.
Trả lời:
Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật
a) Trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu:
Dế Mèn: Khảng khái, thương người, dũng cảm. Căn cứ: Lời nói và hành động khi giúp đỡ Nhà Trò...
b) Trong Sự tích hồ Ba Bể:
Mẹ con bà góa: Tốt bụng. Căn cứ vào hành động nhân vật: mẹ con bà góa cho bà lão ăn xin ăn nghỉ trong nhà, hỏi cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp người bị nạn lụt.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Nhân vật trong câu chuyên sau đây là những ai ? Em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không ? Vì sao bà có nhận nhận xét như vậy ?
Ba anh em
Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại. Ăn com xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hoà vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.
Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói :
- Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau.
Ni-ki-ta thắc mắc :
- Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như những giọt nước cơ mà ?
Bà mỉm cười :
- Bà nói về tính nết các cháu cơ. Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả nhũng con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ ?
Theo GIÉT-XTÉP
GÙ : (tiếng chim) kêu trầm và nhẹ.
Gợi ý:
a. Em đọc kĩ xem có những nhân vật nào xuất hiện.
b. Em xem lại hành động của từng nhân vật sau khi ăn cơm xong rồi rút ra nhận xét:
- Ni-ki-ta: chạy vội ra ngõ, hoà vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa.
- Gô-sa: Nhân lúc bà không chú ý, nhanh tay phủi những mảnh vụn bánh mì trên bàn rơi xuống đất.
- Chi-ôm-ca: Giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh mì vụn đem cho chim bồ câu.
c. Em suy nghĩ rồi trả lời.
Trả lời:
Nhân vật trong truyện là ba anh em Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca.
Bà nhận xét về tính cách của từng đứa cháu:
- Ni-ki-ta ích ki, chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình.
- Gô-sa láu cá.
- Chi-ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ.
Bà nhận xét rất chính xác vì đã quan sát cử chỉ, hành động của từng cháu:
- Ni-ki-ta ăn xong là chạy tót đi chơi.
- Gô-sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất.
- Chi-ôm-ca giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim bồ câu.
2. Cho tình huống sau : Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc.
Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau đây:
a) Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác.
b) Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác.
Gợi ý:
Học sinh hình dung sự việc đã cho và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng:
- Bạn nhỏ phạm lỗi biết quan tâm đến người khác sẽ chạy lại, đỡ em bé dậy, phủi sạch bụi và vết dơ trên quần áo rồi xin lỗi và dỗ dành em bé...
- Bạn nhỏ phạm lỗi không biết quan tâm đến người khác sẽ bỏ mặc em bé khóc, tiếp tục chạy nhảy, nô đùa... như không có chuyện gì xảy ra. Câu chuyện theo hướng đầu nhằm nêu gương tốt còn câu chuyện theo hướng sau nhằm phê phán để người khác không nên làm như thế.
Trả lời:
a) Bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác:
Hôm qua, trong giờ ra chơi, Tiến cùng các bạn chơi trò chơi đuổi bắt. Đang chạy, Tiến lỡ đụng một em bé lớp một té ngã xuống sân. Em bé bật khóc nức nở. Tiến cũng loạng choạng nhưng rồi Tiến chạy ngay đến bên em bé và nhẹ nhàng đỡ em bé ngồi dậy, phủi đất cát trên người em. Tiến nói: “Em đừng khóc nữa, anh xin lỗi em nha!”. Em bé từ từ nín khóc. Tiến vội đưa bé vào bóng mát và chuyện trò với bé.
b) Bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác:
Hôm qua, lúc đầu giờ, Toàn cùng các bạn chơi trò “bịt mắt bắt dê”. Đang chạy, Toàn lỡ đụng ngã một em bé lớp một đứng gần đấy té lăn ra sân. Chắc đau nên em khóc òa lên. Thế mà Toàn còn đứng nhìn và quát tháo em bé!
Thấy vậy, em lại gần đỡ em bé dậy và dỗ em bé nín khóc. Em đưa em bé đó vào phòng y tế để các cô rửa vết xước ở chân cho em ấy.